Tin tức

Bùng nổ điện mặt trời áp mái

Bùng nổ điện mặt trời áp mái - nguồn năng lượng sạch và hiệu quả về kinh tế. Lợi ích từ việc sử dụng năng lượng sạch cùng với các chính sách hỗ trợ hấp dẫn đã thúc đẩy nhiều khách hàng ký hợp đồng gắn thiết bị điện mặt trời áp mái.
- Tính linh hoạt của điện mặt trời Có nhiều cách để bạn sử dụng điện mặt trời, với chi phí và quy mô cũng có sự khác nhau
- Sự hiệu quả đầu tư tài chính từ việc sử dụng trong gia đình và năng lượng dư có thể hòa vào lưới điện quốc gia mang lại nguồn thu.
- Góp phần giảm khí thải CO2, bảo vệ môi trường và tăng các lợi ích về nguồn năng lượng sạch

Trước những hiệu quả về kinh tế, lợi ích, sự bùng nổ điện mặt trời áp mái đang là xu thế và tương lai hứa hẹn những kết quả khả quan từ năng lượng đến từ Mặt Trời.


Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, tính đến ngày 11/5/2019, tại khu vực miền Nam đã có 1.293 khách hàng lắp đặt công tơ 2 chiều bán điện qua hình thức năng lượng mặt trời áp mái. Sản lượng phát 2.878.355 kWh, tổng công suất tấm pin 20.299 kWp.

Tại Bình Phước, ngoài 39 dự án điện mặt trời quy mô lớn với tổng công suất 3.506 MWp, trong đó, 5 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 1 dự án Bộ Công Thương phê duyệt được bổ sung vào quy hoạch với công suất 850 MWp, hiện đã có 15 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái với công suất 84 kWp, sản lượng điện phát lên lưới 18.786 kWh.

Tỉnh An Giang hiện có 41 khách hàng gắn thiết bị điện mặt trời áp mái, công suất 489 kWp, sản lượng điện phát lên lưới 39.344 kWh. Theo Đề án phát triển nguồn năng lượng mặt trời giai đoạn đến năm 2020, xét đến 2030 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, đến năm 2020, An Giang dự kiến công suất lắp đặt khoảng 250MWp; sản lượng điện mặt trời tương ứng 361,4 triệu kWh. Giai đoạn sau năm 2020, dự kiến công suất lắp đặt lũy kế đạt khoảng 807 MWp, sản lượng điện mặt trời tương ứng 1.166,7 triệu kWh, tổng vốn dự kiến đầu tư cho lĩnh vực năng lượng mặt trời này khoảng 18.318 tỷ đồng. PC An Giang đang triển khai các giải pháp gắn điện mặt trời áp mái; khuyến khích và hỗ trợ khách hàng khâu thiết kế, lắp đặt, nhờ đó tỷ lệ khách hàng tham gia ký hợp đồng lắp thiết bị ngày càng tăng.
 

Sự bùng nổ điện mặt trời áp mái ở miền nam. 

Thi công lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Thi công lắp đặt pin năng lượng mặt trời
 
Với nền nhiệt ở miền nam trung bình năm cao hơn so với miền bắc, do đó rất nhiều nhà đầu tư đã lắp đặt sử dụng điện mặt trời áp mái nhiều nhất so với các khu vực còn lại.

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có số khách hàng sử dụng điện mặt trời áp mái nhiều nhất khu vực miền Nam. Tỷ lệ khách hàng đăng ký lắp đặt thiết bị điện mặt trời áp mái ngày càng tăng. Cụ thể, trên địa bàn hiện có 215 khách hàng lắp đặt thiết bị điện mặt trời áp mái, công suất đạt 1.408 kWp, sản lượng điện phát lên lưới đạt 264.838 kWh. Với mức đầu tư 70 triệu đồng lắp đặt thiết bị công suất 3 kWp, ông Bùi Bộ (phường Long Toàn, TP. Bà Rịa) hiện chỉ thanh toán tiền điện trên dưới 400.000 đồng/tháng, thay vì 900.000 đồng/tháng như trước đây.

Theo ông Nguyễn Văn Giáp - Giám đốc Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài 9 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió với tổng công suất 312,5 MW, nhiều dự án điện mặt trời áp mái đã được triển khai trên địa bàn như của Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu (140 kWp), Nhà máy Điện An Hội - Côn Đảo (36 kWp), Khách sạn Sammy - Vũng Tàu (40 kWp), Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam (30 kWp), Điện lực Côn Đảo (100 kWp)…

Theo đánh giá của EVNSPC, tại khu vực miền Nam, lượng khách hàng sử dụng thiết bị điện mặt trời áp mái ngày càng gia tăng khi ngành Điện và doanh nghiệp cung cấp thiết bị đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích khách hàng. Đơn cử, tỉnh Bình Dương hiện đã có 108 khách hàng, công suất lắp đặt 1.293 kWp, sản lượng điện lên lưới đạt 197.298 kWh; tỉnh Đồng Nai có 168 khách hàng, sông suất lắp đặt 2.875 kWp, sản lượng điện lên lưới 216.499 kWh...

Nguồn số liệu thống kê đến năm 2019: congthuong.vn 

 
Có thể bạn quan tâm